21 tháng 7, 2015

Mô bệnh học tổn thương phổi bệnh nhân sởi tử vong tại BV Nhi TW năm 2014

NCKH - Trẻ tử vong do viêm phổi/ sởi có độ tuổi thấp, chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ. Tổn thương viêm phổi nặng gồm viêm phổi kẽ, hoại tử nhu mô, màng trong. Trên mô phổi xác định được các tác nhân ADV (60%) và CMV (5%). XN vi sinh thấy tác nhân đồng nhiễm gồm cả virus, vi khuẩn và nấm.









NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG PHỔI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN SỞI TỬ VONG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG   NĂM 2014

Hoàng Ngọc Thạch1, Noriko Nakajima2, Lê Thanh Hải1, Kohei Toda3, Makiko Iijima3, Tạ Anh Tuấn1, Đào Hữu Nam1

1Bệnh viện Nhi trung ương; 2Viện truyễn nhiễm quốc gia, Tokyo, Nhật bản; 3Thành viên chương trình tiêm chủng mở rộng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới.


TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm mô bệnh học tổn thương phổi và một số đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân viêm phổi tử vong sau mắc sởi. Đối tượng: Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Nhi trung ương được chẩn đoán viêm phổi/sởi, xét nghiệm (XN) Eliza huyết thanh hoặc PCR đa mồi virus sởi (+). Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số ca bệnh: 20. Tuổi trung bình 10,3s tháng. Tiền sử tiêm phòng: chưa tiêm 18 (90%), tiêm 1 mũi: 2 (10%).  Mô bệnh học: Viêm phổi kẽ (100%), biểu hiện khác bao gồm hoại tử nhu mô, viêm hoại tử phế quản, màng trong ở hầu hết các ca bệnh. Tế bào khổng lồ nhiều nhân hiếm gặp (5%).  Hóa mô miễn dịch xác định được 2 tác nhân đồng nhiễm sởi tại mô phổi là Adenovirus (ADV, 60%) và Cytomegalo virus(CMV, 10%). Xét nghiệm PCR đa mồi thấy có đồng nhiễm virus (80%), vi khuẩn 40%, nấm 15%. Hầu hết bệnh nhân (74%) đều có giảm số lượng tế bào miễn dịch CD4 hoặc CD8. Kết luận: Trẻ tử vong do viêm phổi/ sởi có độ tuổi thấp, chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ. Tổn thương viêm phổi nặng gồm viêm phổi kẽ, hoại tử nhu mô, màng trong. Trên mô phổi xác định được các tác nhân ADV (60%) và CMV (5%). XN vi sinh thấy tác nhân đồng nhiễm gồm cả virus, vi khuẩn và nấm.
Từ khóa: Sởi.


PATHOLOGICAL STUDY OF LUNG NECROPSY AND LABORATORIAN FINDING FROM PNEUMONIA - MEASLE DEAD PATIENTS AT NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS      IN 2014

Hoang Ngoc Thach1, Noriko Nakajima2, Le Thanh Hai1, Kohei Toda3, Makiko Iijima3, Ta Anh Tuan1, Dao Huu Nam1.

1National Hospital of Pediatrics, Hanoi; 2Department of Pathology, National Institute of infectious Disease, Tokyo, Japan;  3World Health Organization's Expanded Program on Immunization.

ABSTRACT

Objectives: 1. To evaluate histopathological characteristics of lung necropsy and laboratory findings of pneumonia-measles dead pateints. Subjects: The dead patients at National Hospital of Pediatrics who was diagnose pneumonia/measles, Eliza serum test or PCR: measles virus ( + ). Method: Descriptive cross section study. Results: Number of case: 20, male/female = 1,2/1, mean age: 10.3 months . Vaccination: Not injected 18 (90%) cases; injected 2 cases (10%). Lung histology: Interstitial pneumonia (100%), other lesions were parenchyma necrosis, necrotic bronchiolitis and hyalin membrain in almost cases. Fusion cell is rare (5%). Immunohistochemistry defined 2 co-infective pathogens: ADV (60%) and CMV (10%). Lab finding discovered co-infection  including virus (80%), bacteria (40%), fungus (15%). Decrease number of immuno cell CD4 and CD8 with high ratio (74%). Conclusion:  The dead pateint due to pneumonia/measles is low age, not yet vaccination or not enough vaccination. Pneumonia lesion is severe containing Interstitialitis, parenchymal necrosis, hyalin membrain. Pathogen discovery on lung samples: ADV (65%) and CMV (5%). Bioviology figure out co-infection pathogen include virus, bacteria and fungus.


Keywords: Measles.

Chú ý: 

Nháy vào mũi tên pop-out ở góc trên phải trong hộp dưới đây để mở rộng màn hình. 

Tải file pdf tại đây

Print Friendly and PDF