31 tháng 10, 2014

Tràn dịch màng tim do nhiễm sán lá gan lớn

Bé Phàng Thị Cháu.
Ngày 19/10, bé Phàng Thị Cháu 4 tuổi, dân tộc Mông ở Sơn La, được bệnh viện địa phương chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng khó thở, nôn liên tục. Siêu âm tim phát hiện tràn dịch màng tim mức độ nặng, dẫn tới chèn ép tim, gây khó thở. Theo gia đình, trước đó 2 tuần người nhà có cho cháu ăn thịt bò tái và cua nướng, một tuần sau trẻ xuất hiện sốt, đau đầu, đau bụng và chướng bụng.





30 tháng 10, 2014

Trẻ bị viêm da do kiến ba khoang gia tăng

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc
 do kiến ba khoang.
Thời gian này, mỗi ngày phòng khám Da liễu Bệnh viện nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 10 - 20 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang, gia tăng đáng kể so với trước đây.









Bé trai 6 tuổi chấn thương sọ não do đùa với bạn

Hình ảnh lún và vỡ xương sọ. 
 Chiều ngày 22/10, khi  đùa nghịch với bạn cùng lớp, cháu Vũ Công Minh (6 tuổi, Nam Định) bị đập đầu vào đầu bạn.  Sau va chạm cháu vẫn tỉnh, phần đầu gần thái dương phải lún móp, đau đầu và nôn nhiều. Cháu Minh được đưa ngay tới bệnh viện địa phương. Tại đây, chụp CTScan sọ phát hiện khối máu tụ ngoài màng cứng ở vùng trán-thái dương, xương sọ bị lún và vỡ.

Bé trai bị suy gan-thận do nhiễm xoắn khuẩn vàng da

Bệnh nhân có nhiều mảng xuất huyết trên thành ngực. 
Ngày 20/09 cháu Lý Văn Tuấn 7 tuổi người dân tộc Dao, ở Lai Châu, được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng suy gan-thận, sốt cao, vàng da, có các mảng xuất huyết trên thành ngực và vô niệu hoàn toàn (không thể tiểu tiện). Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nguy kịch này là do xoắn khuẩn leptospira gây ra.




24 tháng 10, 2014

U buồng trứng ở trẻ em - khó phát hiện, dễ gây biến chứng

Ảnh minh họa. 
Ngày 18/10, bé gái Lê Phương Lan (11 tuổi, Hà Nội) được người nhà đưa vào khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nôn, kèm theo đau bụng từng cơn. Qua thăm khám và siêu âm ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trẻ có khối u buồng trứng bên trái, có khả năng bị xoắn, phải tiến hành mổ cấp cứu.





Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết do vết rách dạ dày - thực quản (Mallorey -Weiss). 
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) ít gặp ở trẻ em, nếu có thì mức độ thường nhẹ, với các biểu hiện nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Tùy theo vị trí xuất huyết so với góc Treitz, XHTH được chia làm 2 loại: XHTH trên (hay gặp hơn) và XHTH dưới. Nội soi chẩn đoán và điều trị giúp tránh phẫu thuật và mang lại tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhi. 











14 tháng 10, 2014

Co giật

Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em, trong đó nặng nhất là cơn co giật liên tục (co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút) hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp nhau, không có khoảng tỉnh. Biến chứng của co giật là thiếu ôxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong. Nguyên nhân của co giật rất đa dạng, ở trẻ em hay gặp nhất là co giật do sốt cao. 





11 tháng 10, 2014

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết khi:

- Trẻ >24h tuổi: đường máu <40 mg/dl (<2,2 mmol/l).

- Trẻ <24h tuổi: đường máu < 30 mg/dl (đủ tháng), < 20 mg/dl (thiếu tháng).

Biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết kéo dài là tổn thương não có thể không hồi phục.







Dị vật đường thở

Dị vật đường thở là cấp cứu Tai Mũi Họng, có thể gây tử vong. Thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng - 6 tuổi. Nguyên nhân hay gặp là các hạt trái cây, viên bi, hoặc sặc sữa, bột… 









Print Friendly and PDF