Ảnh minh họa. |
Bé gái 4 tuổi tới phòng khám vì nổi ban ngứa từ 1 ngày
nay. Các triệu chứng hô hấp trên xuất hiện từ 4 ngày và tối hôm trước bắt đầu nổi
ban trên thân, tay và chân. Theo mô tả của người mẹ, những tổn thương thoáng
qua này xuất hiện dưới dạng nốt sần nhẹ, ở giữa nhạt mầu, xung quanh đỏ. Bà thử
bôi kem chứa steroid nhưng không đỡ.
Tiền sử không có gì đặc biệt.
Khám
lâm sàng:
- Bé gái khỏe mạnh, các chỉ số tăng trưởng bình thường.
- Viêm mũi nước trong và có một chút dịch ở tai giữa hai bên.
- Trên da có nhiều ban dát màu đỏ kích thước 3-5 mm, ở giữa là nốt sần nhẹ. Một số nốt có vẻ đang nhạt dần và một số nốt khác lại đang tiến triển. Có các dấu vết chứng tỏ bệnh nhân đã gãi nhiều ở vùng thân, cánh tay và chân.
- Phần còn lại không có gì đặc biệt.
Chẩn
đoán: Bệnh mày đay cấp tính
Người mẹ được giải thích rằng hiện tượng này nhiều khả
năng là do nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra.
Bác sĩ đã thảo luận về diễn biến tự nhiên của bệnh,
khuyên cho bé dùng diphenhydramine (thuốc kháng histamin) để chống ngứa và khám lại
nếu bé khó nuốt hay khó thở, hoặc nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong một
vài ngày.
Bàn
luận
- Mày đay là bệnh hệ thống ảnh hưởng tới da.
- Một tác nhân làm khởi phát phản ứng histamin, dẫn tới tổn thương gây ngứa ở da.
- Đặc điểm tổn thương:
+ Kích thước khác nhau, một số tiến triển
còn một số thoái lui.
+ Có thể hợp nhất thành những mảng lớn, khi ấn thường
mất màu.
+ Có thể thấy vết gãi và trầy xước.
+ Có thể gặp bóng nước trong một số
trường hợp.
Ban mày đay. |
- Việc đánh giá phản ứng hệ thống là rất quan trọng, ví dụ như các biểu hiện: khàn tiếng, thở rít, thở khò khè, khó thở, rối loạn nhịp tim, khó nuốt hoặc ngứa ran.
- Mày đay cấp tính: < 6 tuần.
- Mày đay mạn tính: xảy ra ít nhất 2 lần mỗi tuần, trong hơn 6 tuần. Vì định nghĩa này rất rộng, một số người thêm rằng mày đay phải tổn tại trong hơn 1 giờ (để phân biệt với chứng da vẽ nổi - dermatographism) và ít hơn 24-36 giờ (phân biệt với mày đay-viêm mạch).
Chứng da vẽ nổi. |
Các thuốc điều trị chính gồm thuốc kháng histamin, loại
tác dụng ngắn cho mày đay cấp tính và tác dụng kéo dài cho mày đay mạn tính.
Bệnh tế bào mast (mastocytosis) hay phù mạch (angioedema) có thể có biểu hiện giống với mày đay nhưng bản chất khác nhau.
Bệnh tế bào mast (mastocytosis) hay phù mạch (angioedema) có thể có biểu hiện giống với mày đay nhưng bản chất khác nhau.
- Bệnh tế bào mast là nhóm các rối loạn tế bào mast có thể gây ra tổn thương da dạng mày đay.
Bệnh tế bào mast. |
- Phù mạch thường xuất hiện ở niêm mạc và có thể đi kèm hoặc không kèm mày đay.
Bài học
Nguyên nhân thường gặp nhất của mày đay cấp tính là nhiễm trùng hô hấp do virus.
Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân mày đay cấp bao gồm:
Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân mày đay cấp bao gồm:
- Truyền các chế phẩm máu
- Tiếp xúc cục bộ - xà phòng, nước rửa...
- Thuốc - rất nhiều loại thuốc trong đó có kháng sinh, thuốc ức chế ACE , NSAIDS, các thuốc chống viêm không steroid, chất cản quang.
- Thực phẩm - lạc, trứng, sữa, tôm cua sò hến, dâu, sô cô la...
- Chất tạo màu và thuốc bảo quản.
- Các yếu tố môi trường và không khí
- Vết cắn của côn trùng
- Nhiễm trùng - viêm gan, nhiễm virus Epstein-Barr, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm liên cầu
- Các yếu tố vật lý - lạnh, nóng hoặc nắng, do nước
- Không rõ nguyên nhân
Đọc
thêm
- Những vấn đề mới trong chẩn đoán và điều trị mày đay - TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Nguyễn thị Vân, Bệnh viện Bạch Mai
- Nổi mày đay - Bs Nguyễn Thị Ngọc Mỹ (Bộ môn Da liễu, ĐH. Y Dược - TPHCM)